BỆNH VIÊM PHÚC MẠC TRUYỀN NHIỄM TRÊN MÈO (FIP)
I.Thông tin chung.
FIP (Feline Infections Peritonitis) là một bệnh gây ra bởi chủng virus có tên là Coronavirus. Mèo bị nhiễm Coronavirus thường không có triệu chứng trong thời gian nhiễm virus ban đầu, và một phản ứng miễn dịch xảy ra với sự phát triển của các kháng thể kháng virus. Một phần trăm rất nhỏ những con bị nhiễm sẽ phát bệnh do hệ thống miễn dịch yếu, mèo dưới hai năm tuổi đều có khả năng mắc bệnh.
II. Chẩn đoán
FIP có thể khó chẩn đoán vì mỗi con mèo có thể hiển thị các triệu chứng khác nhau tương tự nhiều bệnh khác.
FIP ướt | FIP khô |
– Tích dịch ở xoang bụng, bụng phình to – Biếng ăn, sụt cân – Sốt nhẹ (khoảng 39,50C) – Khó thở, thở gấp, da nhợt nhạt hoặc vàng da | – Là biểu hiện mạn tính của bệnh, xuất hiện vài tuần đến vài tháng sau nhiễm – Biểu hiện lâm sàng: + Sốt nhẹ, sụt cân, kém ăn + Có thể bị vàng da, viêm mống mắt, tất cả hoặc 1 phần mống mắt có màu nâu + Sờ nắn bụng có thể thấy các hạch bạch huyết màng treo ruột sưng – Khoảng 25 – 35% có triệu chứng thần kinh: mất điều hòa, mất kiểm soát cơ, tiếp theo rung giật nhãn cầu, sau đó co giật |
2.1. Chẩn đoán dựa vào dấu hiệu lâm sàng.
– Mèo bị nhiễm FIP thường không có triệu chứng rõ ràng trong thời gian đầu của bệnh.
– Một số con có biểu hiện nhẹ trên đường hô hấp như hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi; một số khác có biểu hiện trên đường tiêu hóa như tiêu chảy mạn tính, thỉnh thoảng nôn, chán ăn, giảm cân, lông xơ xác.
2.2. Chẩn đoán phi lâm sàng
– Có thể kiểm tra nhanh bằng Test Kit.
– Dựa vào kết quả sinh thiết mẫu ruột.
Tích dịch xoang bụng (báng bụng) Bệnh tích mổ khám
III. Phòng và điều trị bệnh.
3.1. Phòng bệnh.
Tiêm vắc xin hàng năm theo lịch khuyến cáo
3.2. Điều trị bệnh
– Nói chung, FIP không thể chữa khỏi, những kiểm tra nhanh về bệnh cho phép phát hiện bệnh để ngăn chặn kịp thời sự lây lan.
– Vệ sinh sạch sẽ môi trường hoặc những nơi con vật bài tiết, sau đó phun thuốc sát trùng ANTISEP với liều 2-4ml/1L nước, ngày 1 lần vào thời điểm 10h – 15h để tiêu diệt mầm bệnh.
– Cách ly hoàn toàn, không cho tiếp xúc với con khác.
– Tạo môi trường nuôi thông thoáng, sạch sẽ để hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
Khách hàng